logo

Nguồn gốc và lịch sử món ăn 

Trước đây, khi các gia đình còn sử dụng bếp củi thì để chuốt nhớt lươn, người ta hay dùng tro bếp; còn bây giờ, hầu hết các gia đình đều sử dụng bếp ga, bếp điện, do đó để rửa sạch lươn thì phải cần đến giấm chua và muối. Thả lươn vào nước giấm cho lươn vẫy vùng một lúc rồi chà xát, rửa sạch nhớt, sau đó mổ dọc thân lươn để bỏ ruột, lọc lấy thịt rồi cắt thành từng miếng vừa ăn. Với món lươn xào lá lốt, nên chọn những con lươn to lưng đen, bụng vàng để dễ dàng lọc lấy phi-lê. Ướp lươn với một ít hành, tỏi băm nhuyễn và một ít nước mắm, bột ngọt rồi trộn đều. Trong lúc chờ thịt lươn ngấm gia vị thì ta rửa sạch lá lốt và xắt thành sợi.

Lươn Đông Xào Lá Lốt 1 (1)

Nguyên liệu làm nên món Lươn đồng xào lá lốt 

Thịt lươn ngọt, cùng với mùi thơm đặc trưng của lá lốt, bạn sẽ không khỏi bị hấp dẫn với món lươn xào lá lốt. Các món ăn làm từ lươn không những bổ dưỡng mà còn có hương vị thơm ngon đặc biệt. Không thể bỏ qua trong thực đơn món lươn xào lá lốt thơm ngon tốt cho sức khỏe bởi lươn có tác dụng bồi bổ khí huyết, lá lốt có tính âm, giúp giảm đau xương khớp, căn bệnh thường gặp những ngày giao mùa.

Lươn Đông Xào Lá Lốt 2 (1)

Lá lốt có vị nồng, hơi cay, có tính ấm, chống hàn (như bị lạnh bụng), giảm đau, chống phong hàn ở mức thấp, tay chân lạnh, tê tê, nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu, đau đầu vì cảm lạnh...Lá lốt còn là một nguyên liệu để nấu các món ăn như chả băm viên lá lốt, ốc nấu chuối đậu, canh lá lốt, bò lá lốt...